7+ Bước Để Trở Thành Copywriter Chuyên Nghiệp

Bạn đang suy nghĩ về việc làm thế nào để trở thành một copywriter và liệu đó có phải là một bước chuyển nghề hợp lý?

Nếu bạn đang bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc bắt đầu trở thành copywriter chuyên nghiệp thì đây là bài viết dành cho bạn. Chúng tôi đã tổng hợp chi tiết 7 bước quan trọng được đúc rút từ những copywriter thành công nhất trong lĩnh vực của họ.

Nhưng trước tiên, chúng ta cần phải hiểu rõ copywriter là gì và các loại copywriter đang phổ biến hiện nay.

Copywriter là gì?

Để hiểu rõ hơn về khái niệm copywriter, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu thuật ngữ copywriting. Copywriting là hành động thuyết phục khách hàng thực hiện một hành động cụ thể dựa vào những lời lẽ đầy tính thuyết phục và truyền cảm hứng.

Một người copywriter phải trang bị đầy đủ kỹ năng cần thiết để “sản xuất” những bài viết mang tính thuyết phục, thể hiện được tinh thần và mục tiêu doanh nghiệp. Từ đó tạo sự tương tác chặt chẽ giữa thương hiệu với độc giả.

Các loại copywriting phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại copywriting đa dạng khác nhau để bạn có thể lựa chọn. Dưới đây là một vài ví dụ:

  • Doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C)
  • Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)
  • SEO
  • Phản hồi trực tiếp
  • Truyền thông xã hội

Copywriting được coi là một bộ môn nghệ thuật, đóng vai trò tạo ra nội dung hấp dẫn cho các doanh nghiệp để tiếp thị sản phẩm. Do đó, bạn cần quyết định xem bạn muốn viết nhiều bản sao “bán hàng” hơn hay muốn đầu tư sáng tạo nội dung hơn.

Xem thêm >>> 16 Loại Từ Khóa SEO (+Cách Tìm Và Sử Dụng Hiệu Quả)

Nghề copywriter có nguồn thu nhập bao nhiêu?

Mức lương của một copywriter được xác định dựa theo nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như bạn làm việc bán thời gian hay toàn thời gian, địa điểm, mức độ kinh nghiệm và chuyên môn hoặc lĩnh vực trọng tâm của bạn.

Vấn đề lương thưởng sẽ khác nhau tùy theo chế độ phúc lợi của từng công ty. Tại Việt Nam, mức lương của một copywriter có thể dao động từ 7 – 15 triệu đồng/tháng. Tại các Agency, vị trí này thu về 8 – 20 triệu đồng/tháng tùy theo năng lực và đóng góp của ứng viên. Riêng đối với Freelancer (nhận dự án – làm tự do), mức thu nhập ở vị trí này sẽ không ổn định. Có tháng bạn có thể kiếm được 20 đến 30 triệu, nhưng cũng có thời gian không có job, đồng nghĩa không có thu nhập. Điều này tùy vào khả năng, portfolio, và sự sáng tạo của bạn.

Lưu ý rằng những mức lương này dựa trên mức trung bình và có thể cao hơn rất nhiều dựa trên mức độ kinh nghiệm và khả năng viết lách.

7 bước để trở thành một copywriter chuyên nghiệp

Muốn đạt được mức thu nhập mong muốn, bạn nên đặt mục tiêu cụ thể cho bản thân. Khi đã có ý tưởng trong đầu, bạn sẽ xác định được các bước đi cần thiết để tiến gần hơn đến mục tiêu. Dưới đây là 7 bước quan trọng bạn cần nắm vững để trở thành một copywriter.

Bước 1. Tìm hiểu những kiến ​​thức cơ bản về copywriting

Trước hết bạn cần phải nắm rõ ràng nguyên tắc cốt lõi của các bài viết là như nhau cho dù bạn quyết định viết loại bài viết copywriting nào. Dù đó là B2C, B2B, phản hồi trực tiếp, tiếp thị nội dung hay bất kỳ thể loại nào khác.

Để hiểu hơn về những nguyên tắc cơ bản trong copywriting, bạn có có thể tham gia các khóa học content marketing. Khóa học này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản về ngành và tư duy chiến lược mà một người copywriter chuyên nghiệp cần biết. Với việc không ngừng cải thiện kỹ năng viết cùng việc rèn luyện tư duy, bài viết của bạn sẽ ngày càng hoàn chỉnh hơn và đánh đúng vào tâm lý khách hàng.

Bên cạnh đó, đọc sách tham khảo cũng là một cách tuyệt vời để hiểu sâu hơn về ngành nghề này. Một số cuốn sách hay về copywriting mà bạn có thể tham khảo:

Copywriter từ lý thuyết đến thực chiến – Trần Tuấn Anh
Ogilvy on Advertising, by David Ogilvy
The Copywriter’s Handbook, by Robert Bly
Quảng Cáo Không Nói Láo – Hồ Công Hoài Phương

Ngày nay, không khó để tìm kiếm thông tin về một chủ đề nào đó. Bạn hoàn toàn có thể săn tìm thông tin trên các nền tảng truyền thông hay tham gia nhóm cộng đồng chia sẻ kiến thức trên mạng xã hội. Điều quan trọng nhất là phải tận dụng triệt để các nguồn tài nguyên sẵn có. Sau đó, hãy làm theo kế hoạch của mình và dành thời gian để đọc và nghiên cứu tất cả các tài liệu.

Bước 2. Có tư duy đúng về ngành nghề

Điều quan trọng nhất là bạn phải tin vào bản thân và những gì bạn có thể đạt được. Nếu không có lập trình tư duy ngay từ đầu, bạn chắc chắn sẽ thất bại. Nhưng nếu bạn tin rằng bạn có thể trở thành một copywriter thành công, thì niềm tin này sẽ là nguồn động lực giúp bạn vượt qua những giai đoạn mất phương hướng.

Ví dụ thực tế: Ray Zahab nổi tiếng vì đã chạy 4660 dặm (7.500 km) qua sa mạc Sahara trong 111 ngày với địa hình vô cùng trắc trở. Ray thường được hỏi làm thế nào anh ấy có thể chịu đựng được những hành trình khắc nghiệt như vậy. Đáp lại, Ray nói, “Thử thách của chạy siêu hạng là 90% thuộc về tinh thần, và 10% còn lại đều ở trong đầu chúng ta.”

Điều này cũng đúng đối với việc xây dựng sự nghiệp copywriter hay với bất kỳ mục tiêu quan trọng nào khác trong cuộc sống. Thành công chỉ tới với những ai kiên định với lựa chọn của mình hơn, dám nhận rủi ro cao hơn.

Bước 3. Chọn một thị trường ngách

Việc tìm thấy một thị trường ngách phù hợp là bước đầu tiên dẫn bạn tới thành công.

Thị trường ngách có thể được xác định như sau:

  1. Chuyên viết về một ngành hoặc thị trường cụ thể
  2. Chuyên viết về một thể loại nội dung

Thị trường ngách thường đề cập đến một ngành hoặc một phân khúc cụ thể. Một số ngành bạn có thể tham khảo bao gồm F&B, sản phẩm trẻ em, sức khỏe và dinh dưỡng, du lịch hoặc bất động sản. Phân loại thứ hai là chuyên viết một loại nội dung cụ thể, chẳng hạn như nghiên cứu điển hình, email hoặc thư bán hàng.

Vậy tại sao bạn nên chọn một thị trường ngách?

  • Thứ nhất, nó làm tăng giá trị của bạn với tư cách là một copywriter.
  • Ngoài ra, khi đầu tư cho thị trường ngách, bạn sẽ được coi là chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Và các công ty sẽ trả nhiều tiền hơn cho một chuyên gia so với một người copywriter thông thường.

Làm thế nào để chọn thị trường ngách phù hợp?

Bạn có thể đánh giá mức độ tiềm năng của thị trường ngách dựa trên các tiêu chí như:

  • Nhu cầu trong hiện tại: Thị trường có đầu tư sáng tạo nội dung và doanh nghiệp có đang tìm kiếm copywriter không?
  • Nhu cầu trong tương lai: Thị trường này có thể phát triển hơn nữa không?
  • Mức độ cạnh tranh: Thị trường tuyển dụng có nhộn nhịp không?
  • Khả năng phát triển: Bạn có thể kết hợp làm affiliate marketing với các đối tượng trong thị trường này không?

Thị trường ngách tiềm năng có nhu cầu lớn, cạnh tranh ít và nhiều cơ hội mở rộng nguồn thu.

Bước 4. Tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường ngách mà bạn lựa chọn

Khi bạn đã xác định được thị trường ngách phù hợp, bước tiếp theo là tìm hiểu về ngành đó.

Ví dụ: Nếu bạn muốn viết cho ngành tài chính, hãy xem các tin tức về tài chính hoặc tham dự các sự kiện và hội thảo trong ngành. Ngoài ra bạn cũng có thể đọc sách về đầu tư và tài chính. Hãy chú ý đến tất cả các bài viết cùng chủ đề mà bạn nhận được trên cả trên báo in và email.

Đây là nguồn tham khảo các bài copywriting miễn phí mà bạn nên tận dụng. Từ đó, bạn có thể dễ dàng xác định được cách viết cũng như từ ngữ chuyên ngành của lĩnh vực đó.

Bước 5. Kết nối với những người cùng ngành

Kết nối với những người cùng ngành nghề sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi thế trong công việc sau này. Không gì quý hơn khi mới đặt chân vào một lĩnh vực mới mà có được người cộng sự hay người dẫn dắt tốt. Để bài viết của bạn được đánh giá từ những người có kinh nghiệm đi trước là một cách để cải thiện kỹ năng viết của bạn.

Như John C. Maxwell đã từng nói “Dấu ấn khác biệt trong công việc không phải là về năng suất mà là con người. Khi bạn kết nối với mọi người, các bạn có thể làm việc cùng nhau để đạt được những điều tuyệt vời.”

Đây là một số cách bạn có thể tiếp cận và kết nối với những copywriter khác:

  • Tham gia một nhóm phê bình (trực tuyến hoặc trực tiếp)
  • Tham dự các hội thảo và sự kiện
  • Tham gia cộng đồng chia sẻ kiến thức chuyên ngành

Đây chắc chắn là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà bạn có thể thực hiện trong tương lai.

Bước 6. Xác định USP của bản thân

USP rất quan trọng đối với xây dựng nội dung thương hiệu, trong đó bao gồm cả thương hiệu cá nhân. USP (Unique Selling Point) là điểm khác biệt đặc trưng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như phục vụ tốt nhất, chất lượng cao nhất hoặc một số khác biệt khác. Hiểu đơn giản, nó là điểm riêng biệt độc nhất mà chỉ bạn có.

Khi bạn lựa chọn công ty để gắn bó và theo đuổi lĩnh vực nội dung của họ, bạn đã sẵn sàng tạo USP cá nhân. Cân nhắc những kỹ năng bạn có để cống hiến cho công ty hoặc những kỹ năng bạn sẽ học được trong quá trình làm việc.

Tôi giúp các công ty (ngành của bạn) viết (loại viết quảng cáo của bạn) giúp (giá trị bạn mang lại).

Ví dụ: Tôi giúp các công ty sửa chữa nhà viết nội dung trang web hấp dẫn giúp thu hút khách hàng tiềm năng mới.

Khi bạn đã xác định được đối tượng mục tiêu và những gì bạn có thể cung cấp cho họ, thì công việc của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Xem thêm >>> 20 Cách Hiệu Quả Để Cải Thiện Kỹ Năng Viết Content

Bước 7. Học cách làm chủ thời gian

Huyền thoại Dan Kennedy đã nói lý do ông là một trong những copywriter được trả lương cao nhất hiện nay. Không phải vì ông là “người giỏi nhất” mà vì ông là người nhanh nhất và có thể thực hiện được nhiều dự án nhất.

Đặc biệt nếu bạn là một copywriter tự do, thì việc học cách tối ưu hiệu suất công việc là rất quan trọng. Điều này không dễ thực hiện trong một ngày, hoặc thậm chí trong một năm. Đó là một quá trình vừa học, vừa làm bền bỉ và liên tục.

Mỗi người viết quảng cáo đều có một cách riêng để quản lý thời gian phù hợp. Một số copywriter thấy rằng họ làm việc hiệu quả nhất vào buổi sáng. Vì vậy, họ sắp xếp thời gian trong ngày để dậy sớm và hoàn thành bài viết vào buổi trưa. Sau đó, họ có thể nghỉ ngơi trong ngày hoặc thực hiện các nhiệm vụ công việc ít chuyên sâu hơn. Số khác thừa nhận rằng họ làm việc tốt hơn vào cuối ngày. Vì vậy, họ dành phần lớn công việc vào buổi chiều và để buổi sáng cho thời gian cá nhân. Cách duy nhất để bạn tìm được thời gian làm việc phù hợp với mình là thử nghiệm các khung giờ làm việc khác nhau.

Trên đây, WOWcontent đã cung cấp cho bạn lộ trình 7 bước chi tiết để trở thành một copywriter. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu chi tiết hơn về công việc thú vị này, đừng ngần ngại để lại câu hỏi bên dưới phần bình luận nhé!