10+ Tips Lập Dàn Ý Nội Dung (Content) Đỉnh Cao

Việc thu hút sự chú ý của độc giả bằng nội dung là cả một nghệ thuật trong thế giới ngôn từ. Hầu hết độc giả sẽ chỉ dành vài giây để nhìn lướt qua nội dung một bài viết. Nếu nội dung đủ gây ấn tượng, họ sẽ tiếp tục đọc và có khả năng cao sẽ theo dõi các nội dung tiếp theo của bạn. Nếu không, họ sẽ ngay lập tức chuyển sang trang web tiếp theo. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số mẹo giúp bạn lập dàn ý nội dung đỉnh cao.

Tại sao cần lập dàn ý nội dung?

Cho dù bạn chỉ là tay mơ hay một chuyên gia Content Marketing thì lập dàn ý cho bài viết là bước không thể bỏ qua. Nếu không có dàn ý tốt, nội dung của bạn khó có thể có hướng đi đúng đắn, lời văn sẽ không thống nhất và rất dễ lặp ý.

Lập dàn ý nội dung là gì?

Hiểu một cách đơn giản, dàn ý chính là cái cốt của toàn bộ bài viết. Đó là một hệ thống các đầu mục nội dung chính xuyên suốt bài viết. Bằng cách lập dàn ý, những nhà sáng tạo nội dung dễ dàng viết content theo một mạch văn thống nhất. Đồng thời trong quá trình phác thảo nội dung, bạn sẽ nghiên cứu thêm được nhiều thông tin để cung cấp những giá trị hữu ích đến độc giả.

Phác thảo dàn ý là bước đầu tiên trong hoạt động sáng tạo nội dung. Dàn ý sẽ giúp bạn xây dựng nội dung sáng tạo, logic sâu sắc cho blog. Từ đó giúp người đọc sẽ hiểu được bài viết của bạn một cách trọn vẹn hơn. Sau khi đã xác lập dàn ý hoàn chỉnh, bạn sẽ có ý tưởng rõ ràng về cách triển khai nội dung trong bài viết của mình. Nói một cách đơn giản, một bản phác thảo giống như một tấm bản đồ sẽ đưa bạn đến đích một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.

Lợi ích của việc lập dàn ý nội dung

  • Cung cấp một mạch văn thích hợp cho bài viết của bạn.
  • Tạo ra một mạch cảm xúc xuyên suốt cho độc giả khi đọc bài.
  • Giúp bạn dễ dàng theo sát các ý chính trong bài viết.
  • Giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức viết bài.
  • Giúp bạn xác định điểm khác biệt của bài viết so với đối thủ cạnh tranh.
  • Giúp bạn tập trung vào viết nội dung hơn là phải nghĩ chay từng chút một trong quá trình viết.

10 Tips lập dàn ý nội dung hoàn hảo

Xem thêm >>> 20 Cách Hiệu Quả Để Cải Thiện Kỹ Năng Viết Content

1. Hiểu khán giả của bạn

Độc giả sẽ là người đánh giá trực tiếp các tác phẩm của bạn. Tuy nhiên, nhiều người thường có thói quen lao vào viết bài ngay lập tức mà không tìm hiểu xem ai sẽ đón nhận bài viết của mình. Sẽ tốt hơn nếu bạn biết bài viết hướng tới ai và họ muốn đọc những thông tin gì. Những câu hỏi sau sẽ giúp bạn xác định đối tượng mục tiêu cho bài viết một cách chính xác:

  • Độc giả của tôi là ai?
  • Có nhóm đối tượng nào ảnh hưởng đến độc giả chính của tôi không?
  • Làm thế nào họ có thể tiếp cận các blog của tôi?

Giả sử bạn nhận viết bài báo cho một văn phòng luật. Độc giả chính của bạn sẽ là khách hàng của văn phòng luật và những người theo dõi hiện tại của bạn. Những độc giả tiềm năng khác có thể bao gồm các nhà báo luật, luật sư hoặc bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào có thể yêu cầu dịch vụ viết bài của bạn sau này.

Sẽ là một lợi thế đối với những content writer hiểu rõ độc giả của mình đang tìm kiếm điều gì trên Internet. Bạn có thể dựa trên những hiểu biết đó để thiết kế bài viết của mình với các từ khóa cụ thể và tối ưu hóa nó cho SEO.

2. Nghiên cứu chủ đề kỹ lưỡng

Nghiên cứu chủ đề là một trong những bước quan trọng giúp lập dàn ý hoàn hảo. Một tiêu đề hấp dẫn sẽ thu hút người truy cập tự nhiên vào blog của bạn. Cách hay nhất để có được những ý tưởng trúng insight độc giả là tham khảo lại nhận xét từ các bài viết trước đây của bạn.

Sau khi lựa chọn được chủ đề thích hợp, bước tiếp theo là khai thác thông tin về chủ đề đó. Bạn có thể tham khảo thông tin từ tất cả các nguồn liên quan hoặc thực hiện phỏng vấn sâu với các chuyên gia trong ngành. Điều này sẽ khiến bài viết của bạn trở nên hoàn hảo hơn và nổi bật so với các bài blog thông thường.

3. Đặt tiêu đề hấp dẫn

Bước tiếp theo để xây dựng một dàn ý hoàn hảo là bắt tay vào viết nội dung sơ khai. Hãy bắt đầu với tiêu đề chính. Tiếp đó, sử dụng các thẻ tiêu đề như H1, H2, H3, giúp làm rõ ràng thêm cho luận điểm chính của bạn. Thẻ tiêu đề không cần quá cầu kỳ, chỉ cần làm nổi bật từ khóa và luận điểm cho bài viết. Bạn nên đưa 4 đến 5 ý chính quan trọng lên trên cùng để độc giả dễ dàng nhìn thấy. Từ các ý chính đó có thể tiếp tục triển khai thêm các luận điểm phụ nhỏ hơn.

Tạo blog là một quá trình lâu dài – đặc biệt đòi hỏi đầu tư nhiều chất xám nếu bạn muốn blog có xếp hạng cao trên Google. Đừng vội vàng viết bài ngay lập tức – tạo một sườn bài hoàn hảo sẽ khiến công việc của bạn dễ dàng hơn rất nhiều.

4. Các yếu tố hiển thị

Khi nói đến Content Marketing, bài viết của bạn sẽ không chỉ đơn giản là viết câu từ. Còn rất nhiều yếu tố khác để tạo nên một bài Content đúng nghĩa. Một số yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến như:

  • Ví dụ thực tế trong bài
  • Trích dẫn
  • Kết quả thống kê và khảo sát
  • Hình ảnh sản phẩm/ hình minh họa
  • Trình bày dấu câu đầu dòng

Những yếu tố này không chỉ giúp blog dễ “up SEO” mà còn thu hút sự chú ý của người đọc vào các phần nổi bật trong bài. Những điều này cũng giúp phá vỡ sự đơn điệu của văn bản thông thường.

5. Phần giới thiệu và kết luận

Phần mở đầu và kết luận giống như hai mặt của chiếc bánh mì kẹp thịt, giữ cho tổng thể mọi thứ thật chặt chẽ. Phần giới thiệu cần xác thực chủ đề bài viết, đưa ra ý chính của toàn bộ bài. Từ đó, người đọc có thể quyết định xem nội dung này có hữu ích với họ hay không. Trong đoạn kết luận, bạn có thể tóm tắt một cách súc tích về bài viết và gợi nhắc đến tác giả hoặc tên thương hiệu.

6. Có thể lấy cảm hứng nhưng nội dung phải độc nhất

Các thuật toán SEO của Google ngày càng phát triển. Nếu bạn cố nhồi nhét từ khóa, bài viết sẽ rất khô khan mà không đạt được hiệu quả xếp hạng. Để website có thể lọt top đầu kết quả tìm kiếm và được người dùng theo dõi, bạn cần xây dựng nội dung thật sự chất lượng. Bài viết “unique” (độc nhất) cũng là một yếu tố giúp website tăng cơ hội xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Nội dung độc nhất có nhiều loại – Đó có thể là góc nhìn khác với các ý tưởng cùng chủ đề trước đó hoặc bài viết không trùng lặp với các website khác.

7. Ghi nguồn trích dẫn

Đối với các danh sách thống kê, sự kiện, trích dẫn và thông tin cụ thể mà bạn lấy từ các tác giả khác, hãy trích dẫn cụ thể về nguồn của nó. Điều này giúp bài viết không bị tính là đạo văn đối các phần nội dung mà bạn đã sử dụng. Đồng thời, nó cho phép người đọc tìm hiểu thêm thông tin về những ý tưởng trong bài viết của bạn bằng cách truy cập vào nguồn trích dẫn. Hãy nhớ, luôn trích dẫn nguồn đối với tất cả nội dung không phải do bạn sáng tạo.

8. Chỉnh sửa bài viết

Chỉnh sửa nội dung cũng giống như trang trí bánh trước khi bày bán, phải hoàn thiện lại tất cả các chi tiết để thành phẩm hoàn hảo nhất. Nó không chỉ giúp nội dung dễ đọc mà còn khiến bài blog của bạn trông chuyên nghiệp hơn. Lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt tưởng chừng chỉ là những lỗi nhỏ nhưng sẽ khiến người đọc cảm thấy bài viết không chỉn chu. Bạn nên lập kế hoạch chỉnh sửa nội dung trước khi lên bài. Đây cũng là một phần của việc của quá trình viết nội dung đó.

9. Chất lượng hơn số lượng

Nội dung chất lượng là yếu tố cốt lõi giữ chân người đọc ở lại blog. Nếu bạn chỉ viết để đáp ứng đủ số lượng từ thì không thể nào tạo ra một bài viết thu hút. Nếu nội dung của bạn không có USP (điểm khác biệt nổi bật), bài viết sẽ không được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm. Để đảm bảo chất lượng bài viết, bạn cần nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề, xem mọi người đang nói gì về chủ đề đó trên các phương tiện truyền thông xã hội. Khi đã có đủ luận điểm cần thiết thì việc triển khai nội dung sẽ rất dễ dàng. Nếu bài viết chất lượng, những người thích nội dung đó sẽ đánh dấu trang, tiếp tục quay lại đọc bài viết và dành nhiều thời gian trên trang web. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy chiến lược Content Marketing cho doanh nghiệp.

10. SEO cũng quan trọng

Để tiếp cận đối tượng mục tiêu, bạn phải đảm bảo các tiêu chí SEO trong phần nội dung. Khi lập phác thảo nội dung về các từ khóa, tiêu đề và mô tả meta có liên quan đến chủ đề sẽ được xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm của Google nhằm tiếp cận những người truy vấn liên quan. Đối với một chiến lược Content Marketing, SEO là bắt buộc. Google cũng xếp hạng blog của bạn dựa trên mức độ hữu ích của nội dung, tức là nội dung bạn cung cấp phải giải quyết được vấn đề của người tìm kiếm.

Giải đáp các thắc mắc về lập dàn ý nội dung

Xem thêm >>> 10+ Lợi Ích Nổi Bật Của Content Marketing Nhất Định Phải Biết

1. Cách lập dàn ý nội dung?

Dưới đây là 7 bước cơ bản để lập dàn ý nội dung:

  1. Chọn chủ đề bài viết
  2. Xác định đối tượng mục tiêu
  3. Nghiên cứu chủ đề
  4. Tạo một danh sách các ý tưởng nội dung
  5. Tổng hợp và triển khai nội dung
  6. Chỉnh sửa nội dung
  7. Rà soát, kiểm tra chính tả và chỉnh sửa lần cuối

2. Cách sắp xếp ý trong dàn ý?

Bắt đầu bằng cách viết tiêu đề, làm rõ ý tưởng bằng các ý chính, sau đó triển khai ý chính theo các gạch đầu dòng quan trọng và đưa ra kết luận chung.

3. Có nên thêm hình ảnh vào bài viết?

Bạn nên cung cấp hình ảnh minh họa trực quan vào bài viết để người đọc dễ dàng tiếp thu ý tưởng hơn. Đồng thời làm cho nội dung dễ nhớ hơn và tăng khả năng chia sẻ. Đặc biệt, những bài viết thuộc dạng “hướng dẫn” hay “cách làm” sẽ dễ lên top hơn nếu sử dụng hình ảnh cap màn hình các bước làm.

4. Định dạng dàn ý tiêu chuẩn là gì?

Định dạng dàn ý tiêu chuẩn cơ bản nhất cho bất kỳ phần nội dung bao gồm phần giới thiệu, thân bài và kết luận.

Kết luận

Vừa rồi WOWcontent đã chia sẻ chi tiết cho bạn “10 Tips Lập Dàn Ý Nội Dung Hoàn Hảo”. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi, bạn đã hiểu được tầm quan trọng cũng như cách thức lập dàn ý nội dung cho một bài content marketing nói chung. Hãy truy cập website của chúng tôi để biết thêm các bài phân tích chuyên sâu về SEO hơn nhé!